Website không cho click chuột phải - Các bạn thông cảm nhé ^_^
logo

Để chụp đẹp hơn với ống Kit

Chụp ảnh đẹp hơn với ống Kit

Chụp ảnh đẹp hơn với ống Kit

Làm thế nào chụp ảnh đẹp hơn với ống Kit? Mình thấy 1 số anh em có vẻ gặp hạn chế khi chụp chân dung bằng những ống kính khiêm tốn trong việc xóa phông, đơn cử là ống kit 18-55mm.  Mình đã có 1 thời gian khoảng 3 năm phải chụp hoàn toàn bằng ống kit cho tất cả các buổi chụp nên mình xin phép chia sẻ một số kinh nghiệm để giúp anh em nào đang xài kit có thể chụp đẹp hơn. Những kinh nghiệm mình tích lũy được ko chỉ riêng cho kit, bất cứ ống kính nào khác cũng đều áp dụng được.
Mình từng chia sẻ 1 bài viết với caption là “Thiết bị của chúng ta có thể khiêm tốn, nhưng sự nhiệt tình thì chúng ta có thừa. Nếu không thể xóa phông thì ta tìm mọi cách để làm nổi bật chủ thể”
Câu nói đó là của Dr.Thanh, một nhiếp ảnh gia kỳ cựu của diễn đàn Tinh Tế.

1.Cố gắng lấp đầy khung hình (Fill the frame)

Đây là 1 thủ thuật rất dễ dàng thực hiện nhưng đa số mọi người lại không để ý đến nó. Cách này rất hiệu quả cho bạn nào đang sử dụng ống Kit hoặc ống kính nào không thể xóa phông tốt được.
Với cách này, bạn cố gắng để chủ thể chiếm nhiều diện tích nhất trong khung hình của bạn. Hãy nhìn vào hình bên dưới:

Nikon D3100 + Kit 18-55mm, chụp tại tiêu cự 55mm, f/5.6
Bức ảnh này mình chụp cách đây 2 năm , mình đã cố ý cho mẫu chiếm thật nhiều diện tích trong ảnh, điều này sẽ giúp mẫu trở nên nổi bật hơn. Hiệu ứng tương tự được lặp lại với 2 ảnh ví dụ bên dưới.

Canon 700D + Kit 18-55, chụp tại 55mm f/5.6

Nikon D70s + 35-80mm, chụp tại 62mm f/5.3

2. Hậu cảnh đồng nhất.

Nếu không thể xóa phông, thì mình làm cho phông trở nên đồng nhất để nổi bật chủ thể. Một số bức ảnh bên dưới sẽ ví dụ cho bạn thấy được hiệu ứng này, bạn cũng có thể đồng thời áp dụng thủ thuật số 1 để đạt được kết quả tốt hơn nữa

Nikon D3100 + Kit 18-55

Canon 700D + Kit 18-55

Nikon D3100 + Kit 18-55

3. Hậu cảnh xa thật xa chủ thể.

Hậu cảnh xa sẽ trở nên mờ hơn và do đó chủ thể được nổi bật hơn, nhớ là phải chụp ở tiêu cự tối đa và khẩu mở tối đa. Một số bức ảnh ví dụ bên dưới.

Nikon D90 + Kit 18-105

Nikon D90 + Kit 18-105 (Ảnh này mình cố ý đặt mẫu ở vị trí đường chéo của khung hình, nó sẽ tạo hiệu ứng thu hút ánh nhìn hơn)

4. Đưa về góc rộng.

Thủ thuật cuối cùng, đây cũng là thủ thuật khó thực hiện nhất, vì nó đòi hỏi bạn phải có cảm giác tốt về không gian, về bố cục. Bản thân mình cũng hên xui với kiểu chụp như thế này, 100 tấm có lẽ được 2 3 tấm là ok. Mình sẽ phân tích dưới từng bức ảnh.

Nikon D90 + Kit 18-105. Nhìn vào bức hình có thể bạn sẽ cảm thấy chú ý ngay vị trí của mẫu, mặc dù bức ảnh này chụp tại tiêu cự 18mm, không xóa phông. Lí do là ánh nhìn của bạn đã được định hướng có chủ ý.Cái cầu tuột và cái thanh có gắn móc đu giao nhau ngay tại vị trí mà mẫu ngồi, 2 đường thẳng này cũng đi theo đường chéo của khung hình. Vị trí của mẫu ngồi nằm ngay trên giao điểm của quy tắc 1/3. Cụ thể hơn các bạn xem tiếp hình bên dưới.

Nikon D70s + 35-80mm.

Đường vuông góc với đường chéo (Màu xanh lam). Bất cứ yếu tố nào nằm trên đường này cũng đều tạo ra sự chú ý nhất định cho người xem. Áp dụng thêm quy tắc 1/3 nữa, mẫu nằm trên giao điểm của quy tắc 1/3 là đủ để gây sự chú ý với người xem rồi

Canon 700D + Tamron 17-50, chụp tại tiêu cự 17mm. Bức ảnh này không cần quá nhiều yếu tố bố cục như 2 bức ảnh trên, nó chỉ đơn giản là áp dụng thủ thuật số 1, lấp đầy khung hình với 2 nhân vật chính, vậy là đủ
Bài viết của mình đến đây là hết. Toàn bộ là những kinh nghiệm mình tự tìm tòi và đúc kết ra, có thể đúng có thể sai, dù sao cũng chỉ mang tính chất tham khảo, nếu ai có ý kiến đóng góp cứ mạnh dan chia sẻ

Bài viết liên quan

Để lại bình luận