Lời nói đầu
Có bao giờ bạn thấy rằng bạn chụp hình mãi mà vẫn không lên trình. Bạn đã chụp rất nhiều rất nhiều những tấm hình chân dung, nhưng khi xem hình của những Photographer bậc thầy khác và so sánh với hình bạn chụp như thể là "Người đẹp và quái vật". Bạn luôn tự hỏi rằng làm sao để chụp ảnh chân dung đẹp hơn.
Đó sẽ là giai đoạn mà bất cứ ai trong chúng ta sẽ gặp phải. Bế tắc và dường như không thể đột phá hơn được nữa. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn một số phương pháp để bạn tự cải thiện và nâng cao trình độ của mình. Lưu ý: bài viết là kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình và nó mang tính chủ quan.
Mình không tự nhận mình là bậc thầy về nhiếp ảnh, nhưng mình đã có 1 quãng thời gian giống như vậy, không biết đi đâu về đâu, chụp hình ra thì cứ làng nhàng, nhưng giờ thì khác rồi. Nếu bạn tự tin là bạn chụp đẹp hơn mình thì chúc mừng bạn, chúc bạn tiếp tục thành công với con đường của bạn và bỏ qua bài viết của mình ^^
Bài viết không dành cho những ai mới tập chụp ảnh. Nếu bạn là người mới tập chụp ảnh, hãy đọc bài viết Chụp ảnh đẹp hơn với ống kit
Trong tương lai mình sẽ viết thêm 1 số bài viết dành cho những bạn mới bắt đầu tập nhiếp ảnh.
Suy nghĩ trước khi chụp
Mình thấy có nhiều nhiếp, đặc biệt là mới chơi ảnh được 1 thời gian thường có 1 cái bệnh là bạ đâu chụp đó, không suy nghĩ kỹ trước khi chụp, đâm ra những bức ảnh không đạt được chất lượng như mong muốn. Vì vậy, trước khi đưa máy lên chụp, hãy tưởng tượng trước rằng mình sẽ chụp như thế nào, mình muốn bố cục như thế nào, muốn bức ảnh đẹp ra sao rồi hẵng chụp.
Mình biết điều này sẽ tốn 1 ít thời gian, nhưng nếu quen dần thì nó sẽ trở thành phản xạ và sẽ diễn ra rất nhanh thôi. Quan trọng là hãy luyện tập để có thói quen này.
Hãy quên đi thiết bị, thông số và ba mớ lý thuyết rắc rối
Theo bạn, trên đời này, thứ gì là rào cản lớn nhất của chúng ta? Hãy dành ra 1 phút để suy nghĩ và thử trả lời trước khi đọc những dòng tiếp theo ^^
Rào cản lớn nhất của chúng ta đó chính là những quy tắc, những quy định, những định kiến cố hữu. Suy nghĩ, nhận định cứng nhắc mà chúng ta mang theo nó hàng ngày, mỗi khi chúng ta suy nghĩ hay làm việc.
Vì vậy, việc đầu tiên để có thể vươn lên 1 tầm cao mới đó là hãy loại bỏ những gì bạn đã được biết, được dạy từ khi bắt đầu học nhiếp ảnh.
Nếu bạn là 1 người đam mê điện ảnh, bạn sẽ thấy có 2 cái tên rất nổi tiếng, đó là Christopher Nolan và Quentin Tarantino. 2 vị đạo diễn này được đánh giá rất cao về mặt chuyên môn lẫn sự sáng tạo trong cách làm phim của họ ở Hollywood .Đây là 2 cái tên sáng giá nhất trong làng đạo diễn hiện tại và điểm chung của 2 người này là gì? Đó là họ chưa trải qua 1 chương trình đào tạo bài bản nào cả. Thật ngạc nhiên, những con người không có quy tắc nào cả lại là những người dễ tạo ra sự đột phá nhất.
Trong nhiếp ảnh cũng vậy, đỉnh cao của bố cục là không bố cục. Chụp khi bạn thấy đẹp và thấy hợp lý.
Nhưng chúng ta không thể nào "đùng" 1 cái mà trở nên bá đạo như vậy được. Vì vậy hãy đọc tiếp những phần sau đây.
Tiêu cự
Tất cả chúng ta khi mới bước chân vào học nhiếp ảnh đều bị "ép" phải chụp chân dung ở những tiêu cự vàng như 35mm 50mm 85mm 135mm .....Và hầu hết ở những tiêu cự này chúng ta đều sử dụng những bố cục rất quen thuộc đến nỗi... nhàm chán. Mình không hề có ý phản đối khi chụp ở những tiêu cự đó, đó đều là những tiêu cự thần thánh, là sự chuẩn mực của nhiếp ảnh chân dung. Nhưng nếu bạn muốn 1 cái gì đó mới hơn, khác biệt hơn, dễ kích thích sự sáng tạo hơn, ấn tượng hơn thì hãy thử chụp ở những tiêu cự khác và mỗi tiêu cự khác nhau sẽ có những cách để bố cục khác nhau. Phần này mình chỉ nói đến đây thôi vì tùy vào sự cảm nhận của từng người mà sẽ có cách riêng để tiếp cận. Không phải không có lý do mà lại tồn tại những Lens fix có tiêu cự rất dị như 24mm 30mm 40mm,.......
Một số tiêu cự phá cách mà mình đề cử:
24mm ( ~ 16mm đối với Crop)
28mm hoặc 30mm (~18mm hoặc ~20mm đối với Crop)
Những bố cục hiếm được sử dụng
Chúng ta đã quá quen thuộc với những kiểu bố cục căn bản như 1/3 hay 2/3. Giao điểm các đường 2/3, bla bla bla... Giờ hãy thử sử dụng những bố cục mới lạ khác, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt. Mình chỉ ví dụ 1 loại bố cục thôi, còn lại các bạn phải tự tìm tòi, thử và trải nghiệm.
Bố cục theo dãy Fibonacci
Ánh sáng và chủ đề chụp
Thường thì chúng ta có suy nghĩ rằng cứ đủ sáng là chụp đẹp thôi hay là chụp vào khoảng thời gian vàng thì sẽ đẹp thôi. Không phải như vậy, nó còn tùy thuộc vào chủ đề của bộ ảnh bạn chụp nữa.
Ví dụ như bạn chụp 1 bộ ảnh với chủ đề "Thôn nữ và đầm sen" hay những bộ ảnh có tính chất sến súa như vậy thì bạn nên chọn khoảng thời gian vàng để chụp. Còn nếu bạn chụp 1 bộ ảnh có chủ đề thời trang, hoặc mạnh mẽ cá tính 1 chút thì nên chụp vào thời điểm nắng gắt hơn 1 chút, nó sẽ tạo ra Contrast cao làm gia tăng thêm sự ấn tượng của bức ảnh.
Ngoài ra những bộ ảnh có chủ đề vui tươi, trẻ trung thì nên chọn chụp vào lúc có nhiều ánh sáng. Còn những bộ ảnh có chủ đề hơi buồn, deep hơn thì nên chụp vào khoảng thời gian vàng.
Tiền, trung và hậu cảnh
Khi chụp chân dung, đa số chúng ta sẽ ít chú ý đến yếu tố này vì nó thật sự không cần thiết. Nhưng nếu bạn muốn cho bức ảnh của bạn trở nên mới lạ hơn hãy thử thêm đầy đủ 3 yếu tố Tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh vào bức ảnh.
Kết
Toàn bộ những gì mình viết trong bài viết này hoàn toàn là cảm nhận chủ quan của mình với mục đích chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức cho mọi người. Hy vọng bài viết này sẽ giúp được ai đó đang muốn phát triển hơn trong lĩnh vực nhiếp ảnh.
Để chụp ảnh chân dung đẹp hơn, nó còn dựa vào rất nhiều yếu tố khác, những yếu tố không được nhắc đến trong bài viết này và cả bản thân mình cũng chưa nghiệm ra được. Vì vậy hãy liên tục suy nghĩ , tìm tòi và học hỏi.
Mọi góp ý của bạn về bài viết vui lòng gửi cho mình trong phần Liên Hệ hoặc comment thẳng bên dưới bài viết này.
Chú rất hoan nghênh tư duy sáng tạo của con! Một khi đã gọi là sáng tạo thì rất không nên giống bất cứ cái gì trước đó (cho dù là trên lý thuyết, sách vở). Tuy nhiên nó không chắc sẽ đẹp hơn, nhưng chắc chắn sẽ độc đáo và cá tính.
Dạ, con cảm ớn chú Đạm 😀
cảm ơn bạn..